Thứ Năm, 29 tháng 8, 2019

Đồng hồ mặt trống đồng - Món quà tinh thần độc đáo

Đồng hồ mặt trống đồng


Đồng hồ mặt trống đồng treo tường được chế tác dựa theo khuôn mẫu một chiếc mâm đồng, với họa tiết mặt trống đồng đầy ý nghĩa, mang tinh thần dân tộc.
Xem thêm Ý nghĩa trống đồng
Tự hào biết bao nghệ thuật trống đồng Đông Sơn- văn hóa Đông Sơn; càng tự hào hơn khi trống đồng Đông Sơn còn trong tư cách trống trận trong lịch sử  mà tướng giặc khi nghe tiếng trống của người Việt đã sợ bạc cả tóc:
              Bỗng lòe gươm sắt lòng thêm đắng
              Rộn tiếng trống đồng tóc đốm hoa
(Trần Phu)
Hình ảnh mặt trống đồng luôn được trưng bày tại những văn phòng làm việc của các cơ quan chính phủ, nhà nước Việt Nam thể hiện một niềm tự hào dân tộc to lớn. 
Bởi vậy, đồng hồ mặt trống đồng được lựa chọn làm quà tặng độc đáo cho các doanh nghiệp, cơ quan, và đặc biệt là quà tặng thầy cô giáo.
Những câu hát trong ca khúc “Đò Đưa” của tác giả Giang Hạ gợi cho chúng ta nhớ về những người thầy, cô, những người đã dìu dắt đưa lối chúng ta. Người mang cho ta những tri thức, nền tảng cho sự thành công ngày hôm nay.
Có một con đò già nua, gồng gánh nắng mưa
Có một con đò, thầm lo bao chuyện xa đưa
Đò đưa, đò đưa, đời đưa đò
Đò đưa, đò đưa người học trò, buồn vui...

Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2016

Những bài thơ hay Bốn Mùa

Những bài thơ hay thường được nhắc đến trong những mẫu tranh tứ quý, sự thi vị trong nghệ thuật chơi tranh.

Đầu tiên có thể nhắc đến đó là bài thơ "Bốn mùa viễn du" của Thôi Hiệu

Xuân du phương thảo địa
Hạ thưởng lục hà trì
Thu ẩm hoàng hoa tửu
Đông ngâm bạch tuyết thi

 Dịch nghĩa:
Mùa xuân đi thăm nơi cỏ mọc
Mùa hạ thưởng thức ao sen xanh
Mùa thu uống rượu cúc vàng
Mùa đông ngâm thơ tuyết trắng

Siêng dịch thơ:
Xuân xem hoa cỏ mọc
Hạ ngắm hồ sen xanh
Thu uống rượu cúc vàng
Đông say màu tuyết trắng

Toàn dịch thơ:
Xuân thăm xứ cỏ hương bay
Hạ thì thưởng thức ao đầy sen xanh
Thu uống rượu cúc vàng lành
Đông ngâm thơ tuyết tuyết thành bạch thanh

Tiếp theo là thơ "Cổ thi vịnh bốn mùa"
Xuân thiên mai nhụy phô thanh bạch
Hạ nhật hồng hoa đấu hảo kỳ

Cúc ngạo thu tình hương vạn hộc
Tùng lăng đông tuyết ngọc thiên chi.


Dịch nghĩa:

Mùa xuân, hoa mai phô nhụy trong trắng,
Mùa hạ, hoa hồng khoe sắc thắm tươi,
Mùa thu, hoa cúc tỏa hương thơm ngát,
Mùa đông, ngàn cành tùng tuyết phủ như ngọc.
Dịch thơ:
Trời xuân mai trắng khoe thanh bạch
Rực thắm hồng hoa giục hạ sang
Ngạo nghễ tình thu hương ngan ngát
Đông về ngàn tuyết ngọc ôm cành

Thứ Ba, 7 tháng 6, 2016

Mặt trống đồng - Nghệ thuật trang trí văn hóa Việt

Trống đồng của tổ tiên ta không giống hẳn các trống đồng tìm được tại các quốc gia khác ở vùng Đông Nam Á, mà lại khá nhiều về số lượng, dày đặc về mật độ phân bố, trau chuốt về đường nét và tinh tế về thẩm mỹ cũng như kỹ thuật chế tác, chứng minh rằng nền văn hóa Đông Sơn của người Việt cổ đã phát sinh trưởng thành ngay tại bản địa.
Trống đồng Đông Sơn dù  thời gian được đúc ra sớm muộn khác nhau, kích thước to nhỏ khác nhau, nhưng đều thống nhất về kiểu dáng gồm 3 khối hình học cơ bản chồng lên nhau:
– Đế trống hình chóp cụt.
– Thân giữa là khối trụ
– Phần tang ở trên là một phần của khối chóp cầu bị cắt lát để ngửa.
Ba khối hình học kết hợp hài hòa làm cho trống vững chãi, có các phần cân đối,  sinh động.
Trống đồng Đông Sơn càng đặc sắc hơn về lối tạo hình trong trang trí mang tính biểu tượng về vũ trụ, phong tục tập quán của đời sống con người. Tất cả vũ trụ , trời đất, sông núi, muôn loài…chỉ có thể xác nhận bằng trí tuệ con người và thống nhất một chủ đề là cuộc sống của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước thời đại các vua Hùng. Trong các trống đồng đã được tìm thấy, tiêu biểu là trống đồng Ngọc Lũ (Nam Hà); trống đồng Hoàng Hạ (Hà Tây); trống đồng Cổ Loa (Đông Anh); trống đồng đền Hùng (Phú Thọ) và trống đồng Đa Bút (Vĩnh Thịnh, Quảng Xương TH).
Bố cục mặt trống đều là những vòng tròn đồng tâm, bao lấy một mặt trời hình ngôi sao nhiều cánh: 8-10-12-14-16 cánh… mặt trời là dương, các vòng tròn tỏa rộng tượng trưng cho mặt trăng là âm. Đường đi của các họa tiết được trang trí trên mặt trống theo chiều ngược kim đồng hồ cũng là quan niệm lấy âm lịch làm trục thời gian trong sự vận hành chuyển hóa vũ trụ. Các họa tiết trang trí trên trống đồng là sự kết nối phong phú đa dạng vừa thể hiện triết lý phương Đông vừa thể hiện tư duy nông nghiệp đầy chất sáng tạo mang tính biểu tượng cao.
Họa tiết mặt trời là mảng lớn đặt chính giữa bề mặt trống được mô phỏng bằng các nét thẳng, tạo góc nhọn hình tia đều nhau làm người xem liên tưởng tới tia chiếu của ánh hào quang từ mặt trời. Những vòng tròn đồng tâm lớn dần tượng trưng cho sự khuếch đại của âm thanh, sự giãn truyền của sóng tưởng chừng không giới  hạn.
Trong những hình trang trí trống đồng Đông Sơn, nổi trội lên là những hình sinh hoạt của con người, hầu hết là những hoạt động tập thể. Đó là những họa tiết hình người khoác áo lông chim, đội mũ cắm lông chim, là những chiến binh cầm mộc, cầm rìu hay đang chèo thuyền trong lễ hội. Hoạt động ít người là hình đang giã gạo với đường nét đơn giản được chắt lọc từ hiện thực đời sống. Tính chủ đạo cho ta thấy con người hòa với thiên nhiên lao động sản xuất, đánh bắt cá, săn bắn thú rừng, nhảy múa và thổi kèn. Con người cầm vũ khí bảo vệ đất đai và tưng bừng nhảy múa mừng chiến công hay cảm tạ thần linh đều biểu cảm bằng con mắt tròn to gần kín khuôn mặt nghiêng, thân người nhìn thẳng trùng hợp với phong cách của nghệ thuật cổ Ai Cập.
Với đặc điểm là cư trú vùng hạ lưu của các con sông lớn, người xưa coi thuyền là nhà của mình, đi lại bằng thuyền, ở trong thuyền… Hoàng Nam Tử đã viết: “Người Hồ thạo đi ngựa, người Việt thạo đi thuyền”. Văn hóa “thuyền” đã là dấu ấn in đậm trên họa tiết trang trí trống đồng. Những chiếc thuyền to đẹp, đường nét mềm mại hình cánh cung, hai đầu cong vút được cắm lông chim, giữ thuyền có “lầu” với những hình mái chèo, hình người được sắp xếp đứng ngồi tạo sự thay đổi về nhịp điệu, phóng khoáng về đường nét.
Trong tư duy, tiềm thức của người Việt cổ còn mang đậm hình ảnh “con cò bay lả bay la”; những cánh chim Lạc, chim Hồng là sự hóa thân vào con chim Hạc được cách điệu cao và phân bố dày đặc trên mặt trống: chim bay, chim đậu, chim đứng chầu mỏ vào nhau … xen kẽ với hình hươu và thuyền.
Một dạng họa tiết khác góp phần không nhỏ tạo nên giá trị nghệ thuật của trống đồng là những họa tiết hình học cơ bản: hình rẻ quạt được xen kẽ giữa các cánh sao như những tia sáng, tạo nên nét đệm chuyển tiếp làm nền cho họa tiết chính. Họa tiết răng cưa là một cách thể hiện khác của họa tiết rẻ quạt, đó là sự tỏa ra của vầng hào quang mà chủ là mặt trời. Các vòng tròn nối nhau có điểm chấm ở giữa có thể hiểu là sóng nước, là hình trang trí điểm xuyết cho diềm trống. Họa tiết chữ S biểu thị cho chớp. Đó chính là tính ước lệ cho nghệ thuật trang trí trống đồng Đông Sơn.
Theo dòng chảy lịch sử, văn hóa Đông Sơn với đỉnh cao là nghệ thuật trang trí trống đồng đã lùi xa cách thời gian của chúng ta đã trên 2000 năm nhưng hình bóng của một nền văn hóa văn minh dân tộc vẫn còn tiềm ẩn đến ngày nay trong đời sống của các dân tộc Việt Nam, là chiếc cầu nối giữa quá khứ và hiện tại. Giữa 54 dân tộc anh em với nhau  trên dải đất Việt để vang vọng mãi hai tiếng “đồng bào”.
Họa tiết hình “con thuyền – ngôi nhà” trên trống đồng Đông Sơn chính là hình ngôi nhà của người Kinh- Mường- Thái phía bắc, hình “thuyền” trên trống đồng còn hóa thân vào mái ngôi nhà Rông của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Hình chim Hạc trên trống đồng Đông Sơn được tạc bằng gỗ đặt ở đầu hồi nhà sàn người Thái, trên hoa văn thổ cẩm người Thái Mường phía bắc…v.v…
Tự hào biết bao nghệ thuật trống đồng Đông Sơn- văn hóa Đông Sơn; càng tự hào hơn khi trống đồng Đông Sơn còn trong tư cách trống trận trong lịch sử  mà tướng giặc khi nghe tiếng trống của người Việt đã sợ bạc cả tóc:
              Bỗng lòe gươm sắt lòng thêm đắng
              Rộn tiếng trống đồng tóc đốm hoa
                                                     (Trần Phu)

Xem thêm các sản phẩm Mặt trống đồng
Đồng hồ mặt trống đồng

Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

Tại sao nên chọn Tranh tứ quý

Ý nghĩa tranh tứ quý là gì? Tại sao nhiều người thích treo bộ tranh này?
Nói về bộ tranh này, đây có thể nói là dòng tranh đẹp, dễ treo, phù hợp với mọi không gian và địa điểm. Xét theo khía cạnh phong thủy tranh cũng không kén người dùng, không kị tuổi, và cũng không quá quan trọng phương hướng treo tranh. Bởi vậy, tất cả mọi người đều có thể chơi tranh, thể hiện niềm đam mê tranh nghệ thuật, và để trang trí nhà cửa. 


Tranh tứ quý là dòng tranh bốn mùa, với cây, hoa và các loài chim rất đẹp và sinh động. Treo một bộ tứ quý trong nhà sẽ giúp vận khí trong gia đình luôn luôn điều hòa, luân chuyển nhịp nhàng một cách tự nhiên như bốn mùa trong năm. 

Ngoài đại diện cho bốn mùa trong năm, những loài cây, hoa còn đại diện cho những phẩm chất, tính cách của con người, và những mong ước về cuộc sống.
Điển hình như bộ Mai, Trúc, Cúc, Tùng đại diện cho tính cách khẳng khái, dũng cảm, hiên ngang, bất khuất của đấng anh hùng. Hay như bộ Mai, Sen, Cúc, Mẫu Đơn lại là sự nết na, thùy mị, điệu đà, cao sang của những người con gái (click vào link để xem ý nghĩa từng bộ tranh).
Bởi vậy, chơi tranh là phải hiểu về tranh. Tranh không hẳn chỉ là đồ trang trí, mà còn thể hiện tính cách của người chơi.
Quý khách có nhu cầu mua tranh đồng vui lòng Liên hệ đặt hàng theo SĐT 0966.363.664 
Xem thêm nhiều hơn các mẫu tranh tứ quý bằng đồng của Đồ đồng đẹp
Xem thêm thông tin: http://mydodongdep.webnode.vn/blog/

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016

Tranh Vinh quy bái tổ

Tranh Vinh Quy Bái Tổ là dòng tranh thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam.
Truyền thống khoa bảng bao đời nay được dân tộc ta coi trọng, vậy nên mỗi người con của quê hương, khi công danh đỗ đạt thì mỗi người con đều hướng về quê hương, về cha mẹ và cội nguồn tổ tiên để tỏ lòng biết ơn, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt.
  Tranh đồng vinh quy bái tổ của làng nghề Đại Bái được các nghệ nhân làm bằng "Đồng thau lá" chạm thúc nổi từ dưới lên (phù điêu thúc nổi). Với đôi bàn tay tỉ mỉ khéo léo và tâm huyết của mỗi người nghệ nhân đã tạo nên những bức tranh đẩy vẻ bề thế và đẹp mắt, tăng thêm độ sắc nét cho các họa tiết trong tranh.

“Vinh quy bái tổ” có ý nghĩa như đạo lý “uống nước nhớ nguồn” nhắc nhở những người con đi học, đi làm xa quê hương khi thành danh phải luôn nhớ về “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”, nhớ về quê hương đất tổ, nơi sinh ra và lớn lên.
 Năm 1484, Vua Lê Thánh Tôn ban lệ "Bia Đá Đề Danh", nghĩa là danh tánh của các tân khoa tiến sĩ trong các kỳ thi, được khắc vào bia đá, dựng ở Văn Miếu tại cố đô Thăng Long. Trên mỗi bia đá, ngoài danh tánh, quê hương của các tân khoa tiến sĩ trong kỳ thi đó, còn có danh tánh của các quan trường chấm thi và một bài văn bia nói về ý nghĩa của việc học hành và việc phục vụ đất nước. Mặc dù trải qua nhiều cuộc chiến tranh tàn phá, hiện nay tại Văn Miếu Hà Nội vẫn còn 82 bia đá trong tổng số 117 bia đã được lập. Theo sử sách, tính cho đến năm 1800, nước ta đã có được 2266 vị tiến sĩ.
Cũng kể từ năm 1484, các tân khoa được nhà vua ban yến tiệc, mũ áo, cân đai và cho lính hầu đưa rước về nơi sinh quán "Vinh Quy Bái Tổ". Dân chúng trong tỉnh huyện, làng xã hãnh diện đón rước vị tân khoa với cờ, lọng, chiêng, trống rầm rộ. Nếu vị tân khoa đã có gia đình thì người vợ cũng được đón rước cùng với chồng theo đúng lệ "ngựa anh đi trước, võng nàng theo sau". Khi về tới làng, vị tân khoa sẽ đến nhà thờ tổ của dòng họ và đình làng bái tạ tổ tiên, rồi về bái tạ thầy dạy và cha mẹ.
Vinh Quy Bái Tổ không chỉ là vinh dự cho vị tân khoa, cho cha mẹ họ hàng, làng xóm mà còn là dịp để vị tân khoa bỏ bày lòng biết ơn đối với tổ tiên, cha mẹ và thầy dạy theo đúng đạo lý Việt Nam: "Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy". Dân tộc Việt Nam rất hãnh diện với truyền thống văn hóa này.
(Theo Khoa Cử Việt Nam, tập thượng)

Tranh vinh quý bái tổ treo ở đâu là câu hỏi lớn của mỗi gia đình khi lựa chọn được một bức Tranh Vinh quy bằng chất liệu đồng Đại Bái ưng ý.
Vậy nên bức tranh đồng này thường được treo ở những nơi trang trọng, dễ nhìn nhất trong gia đình hay nhà thờ họ để thể hiện truyền thống hiếu học của dòng tộc, làm gương sáng cho con cháu trong nhà về những tấm gương đỗ đạt làm quan của gia tộc mình.
Đặc biệt, khi treo bức tranh ý nghĩa này, phải treo theo hướng người đi từ ngoài vào nhà, tuyệt đối không được đặt ngược lại.
Xem tất cả các mẫu Tranh Vinh Quy Bái Tổ được chế tác thủ công bằng đồng
để lựa chọn cho mình một mẫu tranh mỹ nghệ phù hợp hoặc gọi ngay cho Đồ Đồng Đẹp theo số 0966 3636 64 để được tư vấn miễn phí về các mẫu tranh đồng Đại Bái.

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2016

Tranh Thuận Buồm Xuôi Gió và cách treo

Bài viết ý nghĩa tranh Thuận buồm xuôi gió dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin về tranh và cách treo mang tài lộc vào nhà.

Ngày xưa, việc di chuyển trên biển là vô cùng khó khăn, và thuyền buồm gần như là phương tiện duy nhất có thể đi lại, vận chuyển hàng hóa trên biển. Với ngư dân, thì nó là phương tiện đánh cá, với những nhà buôn thì những chiếc thuyền buồm cỡ lớn dùng để vận chuyển hàng hóa đi khắp các châu lục. Và khi đó thuyền buồm chủ yếu chạy nhờ sức gió và sức người, không hiện đại như bây giờ có sự hỗ trợ của máy móc. Bởi vậy, những thủy thủ luôn gặp phải những khó khăn khi lênh đênh trên đại dương bao la ẩn chứa đầy nguy hiểm. Khi biển dậy sóng, nó có thể nhấn chìm bất cứ con thuyền cỡ lớn nào giống như một hạt cát. Cũng vì vậy, mỗi khi ra khơi, người ta luôn cầu mong chuyến đi được thuận lợi, suôn sẻ và bình an và lời chúc “Thuận buồm xuôi gió” cũng vì thế mà có.

Và giờ đây, lời chúc này không chỉ dành cho những ngư dân, những nhà buôn trên biển mà nó trở nên thịnh hành, đặc biệt là với giới doanh nhân. Họ luôn mong muốn công việc làm ăn kinh doanh được thuận lợi và họ treo tranh thuyền buồm phong thủy như một niềm tin rằng sẽ gặp nhiều may mắn trong công việc.
Quả thật vậy, bức tranh thuyền này với hình ảnh con thuyền no gió, chở đầy vàng bạc, châu báu hướng vào trong nhà sẽ mang lại nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ. 
Tranh Thuận buồm xuôi gió phù hợp treo trong phòng làm việc, phòng khách, có thể làm quà tặng cho những người làm ăn kinh doanh, khởi nghiệp, hoặc trước một chuyến đi xa giống như một lời chúc may mắn vậy.
Tranh mang mệnh Thủy nên có thể treo hướng Bắc hoặc hướng Đông. Hướng Bắc thuộc cung Quan Lộc giúp tăng khả năng lãnh đạo, tổ chức. Treo tranh hướng Đông sẽ giúp điều hòa nguồn năng lượng, tăng nguồn năng lượng Mộc và giảm năng lượng Hỏa dư thừa đặc biệt phù hợp với người mệnh Mộc. 
Cách treo tranh khá đơn giản, chỉ cần treo cho hướng của thuyền đi vào trong nhà, tránh hướng ra cửa. Bởi "Thuận Buồm Xuôi Gió" là hình ảnh con thuyền chở đầy vàng bạc châu báu trở về bình an vô sự.
Xem chi tiết cách treo tranh Thuận buồm xuôi gió mang tài lộc về nhà.